Chỉ có đánh những đứa trẻ chẳng biểu biết đạo lý mới có thể giúp chúng trưởng thành. Con yêu, con có hiểu rằng dù mẹ đánh bay không đánh con thì mẹ vẫn luôn là mãi mãi yêu con không?
Thục Mẫn

Ảnh minh họa
Một hôm nói chuyện với bạn bè, mẹ tôi bảo: Cả đời này tôi chưa từng đánh ai...
Con tôi chợt xen vào: Mẹ, mẹ đã đánh một người rồi đấy, người đó chính là con đây này.... Hôm đó mẹ tiếp tục câu chuyện dang dở của mình với khách, nhưng dường như tâm trí mẹ không còn tập trung được nữa. Con à, câu nói đó của con dường như cứ luôn quấn lấy tâm trí mẹ.
Nhìn vào đôi mắt ngây thơ của con, mẹ phải thừa nhận rằng: Trên đời này, mẹ chỉ đánh một người. Không phải là chỉ ngẫu nhiên một đôi lần mà là thường xuyên, không phải chỉ là đánh qua loa đại khái mà đánh để cho nhớ đời. Người ấy chính là con.
Khi con còn rất nhỏ, rất nhỏ, mẹ không bao giờ đánh con. Con non nớt như thế, trông như mầm non một hạt đậu vừa nhú ra khỏi vỏ. Mẹ sợ rằng chỉ cần chạm khẽ vào cũng làm con đau. Mẹ làm lụng vì con cả ngày lẫn đêm mà chẳng hề ca thán. Nhìn con ngủ an lành, mẹ đã thề với trời đất rằng: Mẹ sẽ làm hết sức của một người mẹ để bảo vệ con, cho đến khi
mẹ rời khỏi cõi đời này.
Con giống như mầm măng dần lớn lên. Con bắt đầu ương bướng, nghịch ngợm... mặc dù con đánh vỡ bát đĩa, phá hỏng hết đồ chơi, làm mất tiền, làm bẩn quần áo, ... mẹ cũng chẳng hề đánh con lần nào. Mẹ nghĩ tất cả nho điều này đối với một đứa trẻ là bình thường.
Lần đầu tiên mẹ đánh con là vì lý do gì, bây giờ mẹ cũng Chẳng còn nhớ rõ. Người ta thường hay quên đi những ký ức đau buồn. Đại khái lúc đó con đã dần dần hiểu biết, vừa ngây thơ, vừa ham khám phá. Con giống như một con lừa con nghịch ngợm, chỉ cần thả tay là chạy biến vào trong thảo nguyên. Còn mẹ lúc đó lại muốn con phải ngoan và hiểu đạo lý làm người... Vì muốn để con nhớ và suốt đời phải tuân thủ những đạo lý đó, khi mọi lời khuyên nhủ ngọt nhạt đều vô ích, mẹ đã lấy món vũ khí cuối cùng ra – đấy chính là đánh con.
Giống như khi con nghịch lửa, lửa sẽ làm con bỏng tay, điều đó khiến con cả đời không còn dám đùa giỡn với thứ nguy hiểm đó nữa. Con ạ, mẹ mong muốn rằng khi con lần đầu tiên tiếp xúc với những phẩm chất xấu xa như giả dối, đớn hèn, gian manh, lừa lọc... thì con phải đau đớn như chạm lửa, để mà từ đó tránh xa chúng ra.
Mẹ biết đánh con là sai, nhưng cuộc đời đã trao cho những ông bố bà mẹ một quyền đặc biệt. Mẹ cũng được trao đặc quyền này, nhưng khi sử dụng nó lòng mẹ đau như cắt.
Mẹ hiểu khi phải dùng đến biện pháp này thì cũng giống như người nghèo sử dụng đến đồng tiền cuối cùng của mình. Mỗi lần đánh con, tim mẹ lại nhói đau. Nhiều lần mẹ tự hỏi mình: Có phải đã đến lúc không đánh không được rồi chăng?
Không đánh nó thì mình còn cách nào khác? Chỉ khi mọi nỗ lực của mẹ đều thất bại, con ạ, mẹ mới giơ tay của mình lên...
Mỗi lần đánh con xong, mẹ đều tự trách móc mình ghê gớm. Giả sử mẹ tự trừng phạt mẹ mà con có thể ngoan hơn, con ơi, mẹ thà tự trừng phạt mình, thà chịu gấp mười lần như thế để đời con đi đúng hướng. Nhưng mẹ biết, trách phạt là điều không thể chuyển nhường cho ai được. Điều này hơi khó hiểu, có lẽ đến khi con trở thành cha mẹ rồi, con sẽ hiểu được vì sao.
Trước nay mẹ chưa bao giờ đánh con bằng những thứ như roi, chổi lông gà. Người đánh càng dùng sức nhiều thì cũng nhận lực phản lại tương tự. Đồng thời với lúc mẹ đánh con thì những ngón tay mẹ cũng chịu một lực tương tác như thế, vì vậy mẹ cũng đau chẳng kém gì con. Có thể mẹ mới không bị lỡ tay làm con quá đau.
Mẹ thẳng thắn thừa nhận mỗi lần đánh con, nỗi đau mẹ cảm nhận được dai dẳng hơn con rất nhiều. Bởi vì, điều quan trọng là đau thể xác không thể nào so được với nỗi đau trong lòng...
Con thân yêu, nghe xong lời con nói, cuối cùng mẹ tự quyết định không bao giờ đánh con nữa. Bởi vì nó lớn khôn rồi, bởi vì con đã hiểu rất nhiều đạo lý. Những đứa trẻ không hiểu gì về đạo lý hoặc những bé rất hiểu về đạo lý thì mẹ cho rằng không cần đánh cũng chẳng có ý nghĩa gì. Chỉ những đứa trẻ cho mình là người hiểu đạo lý nhưng thực sự chẳng hiểu biết gì mới cần đánh, đánh để giúp chúng mau chóng trưởng thành.
Con à, dù đánh hay không đánh mẹ cũng đều con có hiểu không?