Trang chủ > Blog

CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG “MẸ - NGƯỜI ĐẸP NHẤT TRÊN ĐỜI”

Mẹ vùng vẫy trong cuộc đời cay đắng, hy sinh cả đời mình để gánh vác gia đình, nuôi Con ăn bọc, không sợ khổ nhọc, không sợ lời gièm pha, nuốt nước mắt vào lòng...

Mã Đức

b_52Me-nguoi-dep-nhat-tren-doi.jpg

Ảnh minh họa

Lúc đó, tôi dạy học trong một làng xa xôi hẻo lánh. Sáng nào tôi cũng nhìn thấy một người đàn bà khập khiễng đấy chiếc xe đạp vào cổng, đi qua hành lang giữa phòng học và văn phòng nhà trường, đến đưa đậu hũ cho nhà bếp. Người đàn bà mặc một chiếc áo lao động đã bạc màu, lưng quấn một sợi dây vải, mặc một chiếc quần màu đen và mang đôi dép cao su mòn đế. Đầu tóc bà rối tung, trông rất tiều tụy. Đôi chân của bà cái thấp cái cao, lúc đẩy xe rất khó nhọc, không làm sao giữ xe cân bằng được, mấy lần tôi lo những thùng đậu hũ ở đằng sau xe sẽ bị rơi xuống mất.

Một hôm, tôi xem những bài văn tự do của những học sinh nộp lên, một cô bé tên là Vương Lệ đã viết như thế này:

“Chủ nhật tuần này về nhà, trong lòng rất buồn. Cha đang nằm trên phản, vẫn không thể cử động được, uống biết bao nhiêu thuốc rồi mà vẫn chẳng đỡ chút nào. Cha đã nằm như thế hơn 3 năm rồi. Em trai còn nhỏ, mọi gánh nặng cuộc sống đều trút trên đôi vai gầy guộc của mẹ, mỗi lần về nhà thấy mẹ bận túi bụi, tôi thực sự muốn khóc.

Khi học kỳ hai vừa bắt đầu, tôi bảo không muốn đi học nữa, muốn giúp mẹ làm nông. Cha nằm trên phản mà nước mắt tuôn rơi, không nói lời nào, mẹ đi đến phản ngồi cạnh cha cũng chẳng nói lời nào. Em trai còn nhỏ, hồn nhiên chơi bên cạnh phản, cả nhà yên lặng. Cuối cùng mẹ bảo: Con đi học đi, khổ mấy cha mẹ cũng phải cho con học đến nơi đến chốn...”.

Một ngày cuối xuân, tôi đi dạo trong thị trấn nhỏ này, lại gặp phải người đàn bà khập khiễng đó. Lần này chị đang đánh một chiếc xe trâu, trên xe là những phế phẩm vừa thu được, giấy, túi nilon, còn có cả sắt vụn. Chị ngồi trước xe trên một tấm bìa cứng, đánh trâu đi ra hướng đường cái. Do buổi trưa nên đường vắng người, còn chị, người đàn bà khập khiễng này, vẫn bôn ba vì kế sinh nhai.

Tôi dõi theo chiếc xe đó ra đường cái, cho đến khi nó hoà vào dòng xe bất tận đang tấp nập trên đường. Tôi không biết nơi dừng chân sắp tới của chị sẽ là đâu, cũng chẳng thể biết được bữa trưa hôm nay đến khi nào chị mới được ăn, nhưng tôi chắc chắn rằng nhất định chị sẽ tiếp tục bôn ba trên những chặng đường trước mặt.

Lân tôi phát hiện ra người phụ nữ khập khiễng kia là mẹ của Vương Lệ là khi tôi đọc bài tuỳ bút của em:

Đã mấy hôm nay mẹ đưa đậu hũ đến trường, tôi cũng mấy lần trông thấy mẹ, nhưng không dám gọi. Sự tự ti đã tràn ngập trong lòng tôi, tôi sợ các bạn sẽ cười chế giễu khi biết người đó chính là mẹ tôi.

Lần nào mẹ cũng vội vội vàng vàng đến rồi vội vội vàng vàng đi, cũng chẳng biết mẹ vội đến mức chẳng kịp trông thấy tôi hay mẹ có ý lẩn tránh. tôi. Tóm lại trong lòng tôi rất mâu thuẫn, vừa muốn me đến để nhìn mình, vừa sợ các bạn biết được mà cười nhạo, có khi tôi thực sự muốn tự chửi rủa mình một trận. Người xưa có câu: Con không che me xấu, chó không chê chủ nghèo. Bây giờ tôi còn không bằng đến con chó.

Cuộc thi lần này tôi đạt kết quả rất thấp, trong lớp tôi không dám ngẩng đầu lên nhìn ai, tôi sợ bắt gặp ánh mắt của cô giáo. Lúc nào tôi cũng cảm thấy sao mình quá ngu dốt đến vậy. Dù tôi đã cố gắng hơn người khác rất nhiều, nhưng lúc nào cũng không bằng họ. Người ta bảo chim ngu thì bay vội, nhưng đối với tôi mọi thứ vẫn hoàn con số 0. . Mỗi lần thi xong, trong lòng tôi lại thêm một lần dao động, kết quả học tập của tôi thật chẳng đáng với mọi vất vả khổ sở của mẹ, thật có lỗi với cha đang bệnh tật nằm trên giường. Mỗi lần thất bại dường như làm tôi không thể kiên trì được nữa.

Về nhà, khi nhìn thấy bóng dáng hấp ta hấp tấp, túi bụi trong ngoài của mẹ, và khi nhìn vào ánh mắt cương nghị của bà, tôi không tài nào mở miệng xin thôi học, dù tư tưởng đó đã thôi thúc trong đầu tôi biết bao lần. Tôi vẫn phải tiếp tục gắng gượng…

Khi thời tiết ngày càng trở nên ấm áp, mẹ của Vương Lệ càng đến sớm hơn, thường là trong tiết thứ nhất hoặc khi tiết thứ nhất vẫn chưa tan. Có khi tôi chỉ nhìn thấy bóng dáng chị hớt ha hớt hải lướt qua ô cửa sổ.

Lúc đó, tôi cũng bắt đầu chú ý đến Vương Lệ, đôi mắt cô bé không to lắm nhưng rất có hồn, cô bé thường ngồi ngay ngắn trong lớp chăm chú nghe giảng.

Có mấy lần lên lớp, tôi đặt câu hỏi với em, giọng cô bé rất nhỏ, dáng vẻ rất nhút nhát như sợ mình nói sai điều gì làm người khác phì cười. Tôi thường khích lệ em, dù có khi em đáp sai, tôi vẫn đánh giá em rất cao. Tôi biết rằng, những học sinh như thế, lúc này rất cần được người khác khẳng định, đặc biệt là sự khẳng định của giáo viên.

Một buổi chiều tháng 6, tôi chấm bài kiểm tra cho học sinh, tôi lại đọc được bài văn của Vương Lệ:

Thời gian gần đây mình cảm thấy rất vui, cuối cùng mình đã dám ngẩng đầu lên trong lớp học. Hơn nữa, điều quan trọng nhất là thành tích của mình đã có những tiến bộ vượt bậc. Khi về nhà khoe với cha mẹ, mẹ rất vui, xuống ngay nhà bếp, nói là nấu cho tôi một bữa cơm ngon, trong mắt cha dường như có những hạt thuỷ tinh lấp lánh.

Hôm đó, nhìn đôi chân mày giãn ra trên gương mặt mẹ, tôi thực sự muốn đến ôm mẹ thật chặt.

Đúng vậy, gia đình tôi đã trải qua không ít những ngày u ám, đã đến lúc cần phải vui vẻ lên rồi nhưng dù tôi rất muốn vẫn chẳng thể nào nhún nhích được chân tay. Mẹ bảo: “Trong nhà này chỉ một mình mẹ khổ là đủ rồi, các con cứ yên tâm học tập, học thật tốt là cha mẹ đã mãn nguyện. Tôi cắn chặt môi, suýt nữa thì bật khóc.

Nghĩ đến sự tự ti trước đây của mình, tôi thầm trách bản thân. Bây giờ nghĩ lại, tôi nhất định phải tìm một cơ hội để giới thiệu mẹ với các bạn bè trong lớp. Tôi sẽ nói với họ rằng, đây là mẹ của tớ. Trên đời này người mẹ kiên cường nhất, vất vả nhất chính là người mẹ tuyệt vời của tôi...”.

Tôi biết, có rất nhiều gia đình giống như Vương Lệ, nhiều đứa trẻ giống như cô bé, và càng nhiều hơn những bà mẹ bình thường nhưng đầy nghị lực như mẹ của Vương Lệ. Họ lao đao trong cuộc sống, hy sinh bản thân để lo lắng cho gia đình, cho con cái đi học đến nơi đến chốn, không sợ mệt, không sợ khổ, nuốt nước mắt vào lòng vì tương lai con cái.


Bài đăng gần nhất: